Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn người sử dụng xe nên chú ý sử dụng và bảo dưỡng xe định kỳ, theo đúng các khuyến cáo của nhà sản xuất. Trước khi lưu thông xe, nhất là khi đi đường dài, nên kiểm tra các hệ thống dây dẫn điện, đường ống dẫn xăng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến cho xe máy đang lưu thông bị cháy nổ chính là do người sử dụng không tuân thủ các nguyên tắc sử dụng.
Hai vụ xe máy bỗng dưng cháy trên đường Phạm Hùng chiều tối 16/10 khiến không ít người dân hoang mang, lo sợ nguy cơ xe bị bốc cháy khi đang vận hành. Theo các chuyên gia, nguyên nhân cháy có thể do xăng hoặc điện và cả hai nguyên nhân này đều có thể phòng ngừa được nếu tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.
Chập điện, rò xăng
Theo ThS Hoàng Ngọc Thuyết, phó trưởng bộ môn Động cơ đốt trong, khoa Sư phạm kỹ thuật, Đại học Sư phạm Hà Nội, có hai nguyên nhân khiến xe máy bị cháy lúc đang vận hành là chập điện và rò xăng.
Trường hợp xe bị chập điện do các nguyên nhân như bị chuột cắn dây điện, dây lâu ngày bị đứt ra hoặc người sửa xe nối chưa chính xác. Khi xe chạy, do rung lắc và xóc các đầu mối của các dây chập vào nhau làm xảy ra hiện tượng đoản mạch hay còn gọi là chập mạch.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn người sử dụng xe nên chú ý sử dụng và bảo dưỡng xe định kỳ.
Cùng lúc đó, ắc quy của xe có dung lượng điện lớn. Nếu xe bị đoản mạch sẽ làm cho dòng điện tăng lên gấp nhiều lần, từ vài ampe lên đến hàng chục, hàng trăm ampe. Lúc này, các dây điện sẽ bị quá tải và nóng lên, đốt cháy vỏ dây điện. Nếu cùng lúc này xăng bị rò sẽ càng làm ngọn lửa bốc cháy nhanh và mạnh hơn.
Đồng quan điểm này, ông Lê Bình, giám đốc Trung tâm Dạy nghề, trường Kỹ thuật Ứng dụng Hà Nội cũng khẳng định, nguyên nhân dây điện trên xe bị chạm chập là do quá trình cọ xát hoặc bị chuột cắn khiến hai vị trí dây bị thủng, rách lớp nhựa bảo vệ bên ngoài, chạm vào nhau gây chập.
Ngoài ra, ông Bình cũng nhấn mạnh đến việc sử dụng cầu chì trong hệ thống điện. Cầu chì được thiết kế, tính toán sao cho nếu chẳng may có sự chạm chập điện cầu chì sẽ ngắt điện ngay lập tức để bảo vệ an toàn cho hệ thống điện.
Tuy nhiên, nhiều người không để ý đến điều này, khi cầu chì đứt thường tự nối tắt bằng một sợi dây thép nhỏ không dẫn qua cầu chì, cách làm không đúng kỹ thuật này đã vô hiệu hóa tác dụng của cầu chì. Trong trường hợp không may có chạm chập thì cầu chì không thể ngắt điện và dễ dàng gây cháy nổ.
Trước khi lưu thông xe, nhất là khi đi đường dài, nên kiểm tra các hệ thống dây dẫn điện, đường ống dẫn xăng.
Nguyên do thứ hai của việc xe máy đang vận hành bỗng nhiên bị cháy là do rò xăng. Nguyên nhân này không phải là hiếm. Ông Lê Bình cho rằng, hệ thống bình chứa xăng và ống dẫn xăng nếu không kín, bị rò, ngấm ra ngoài và khi xe đang chạy với vận tốc lớn, nhiệt độ máy cao, sẽ rất dễ bắt cháy.
ThS Hoàng Ngọc Thuyết cũng khẳng định, xe có hệ thống đánh lửa, các tia lửa điện châm cháy xăng trong bộ hòa khí. Khi xăng bị rò sẽ bị lửa bén ra làm cháy xe. Ngoài ra, phía ống xả cũng có mồi lửa phía trong, vì thế nếu rò xăng thì có thể bén ngay từ phía ống xả.
Bảo dưỡng đề phòng nguy cơ
"Xe Wave thường có nguy cơ đoản mạch cao hơn. Do xe có hai cầu chì bảo vệ khóa điện. Trường hợp bị đoản mạch thì cầu chì sẽ ngắt điện để đảm bảo an toàn. Nhưng còn đường điện khác thường chỉ được nối qua rơle nên khi xảy ra đoản mạch xe có nguy cơ cháy cao hơn", ThS Hoàng Ngọc Thuyết cho biết.
Ngoài ra, mỗi sáng sớm trước khi khởi động xe nên chú ý các dấu hiệu thay đổi của xe nếu có để sửa chữa kịp thời, chẳng hạn như xem các đầu dây có bị tuột, đứt, mùi xăng phả ra, khó đề, còi kêu không bình thường... Khi bị đứt cầu chì (bật hệ thống điện không lên) cần mang xe đến các cơ sở sửa chữa có uy tín để thợ kỹ thuật sửa chữa, không nên tự làm nếu mình không có chuyên môn.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nên tránh các yếu tố sau: Không dựng xe gần nơi có lửa, ví dụ bếp than cạnh đường, đám cháy...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét